Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Học tiếng Đức bằng ngôn ngữ Đức!
ETS Việt-Đức cung cấp các khóa học tiếng Đức chất lượng cao từ bậc cơ sở tới nâng cao theo tiêu chuẩn của GER (Khung tham chiếu chung Châu Âu) đáp ứng được các điều kiện cần thiết cho học viên chuẩn bị du học hoặc học nghề tại Đức.
Cờ tướng còn gọi là Cờ tướng Trung Quốc (tiếng Trung: 象棋; bính âm: Xiàngqí, Hán-Việt: Tượng kỳ, tiếng Anh: Chinese Chess hoặc Xiangqi) để phân biệt với cờ tướng Triều Tiên (janggi) và cờ tướng Nhật Bản (shogi), là một trò chơi board game dành cho hai người có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.
Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là: các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân, các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng. Cờ tướng với phiên bản hiện đại mà chúng ta biết ngày nay có từ thời Nam Tống.
Ván cờ được tiến hành giữa hai người, người cầm quân Đỏ (hoặc Trắng) đi trước, người cầm quân Đen (hoặc Xanh) đi sau. Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu hết quân Tướng của đối phương.
Bàn cờ là hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một Cửu cung hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo nhằm hạn chế nước đi của các quân Tướng và Sĩ.
Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Đỏ, phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Đỏ được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái còn bên Đen thì ngược lại.
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có 32 quân cờ chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Đỏ và 16 quân Đen, gồm bảy loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:
Các loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng chiến trận và chiến thuật đã có tại Trung Hoa vào thời Chiến Quốc. Theo Murray thì một trò chơi có tên gọi "tượng kỳ" đã được đề cập đến ở thời Chiến Quốc; theo tài liệu ở thế kỷ I TCN có tên Thuyết Uyển (說苑), đây là một thú vui của Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên không thấy mô tả luật của trò chơi này và cũng không có gì đảm bảo nó có quan hệ với cờ tướng hiện đại[1]. Bắc Chu Vũ Đế viết một cuốn sách vào năm 569 có tên Tượng kinh. Cuốn sách đó mô tả luật của một trò chơi dựa trên thiên văn học có tên tượng kỳ hoặc tượng hí (象戲).
Vì những lý do đó, Murray đưa ra giả thuyết "tại Trung Quốc [cờ tướng] đã chiếm lấy bàn cờ và tên gọi một trò chơi có tên tượng kỳ với nghĩa là 'trò chơi thiên văn học', đại diện cho những chuyển động rõ ràng của các vật thể thiên văn học có thể nhìn được bằng mắt trần trên bầu trời đêm và những tài liệu Trung Quốc cổ xưa đề cập đến tượng kỳ với nghĩa trò chơi thiên văn học chứ không phải cờ tướng". Tuy nhiên, sự liên hệ giữa tượng và thiên văn học không thật sự đáng kể và sự nảy sinh việc các chòm sao được gọi là "hình tượng" trong ngữ cảnh thiên văn học cũng ít có khả năng hơn; cách sử dụng này có thể khiến một số tác giả Trung Hoa cổ đưa ra giả thuyết rằng tượng kỳ băt đầu là mô phỏng của thiên văn học.[cần dẫn nguồn]
Để củng cố cho luận điểm của mình, Murray dẫn ra một nguồn Trung Hoa cổ nói rằng trong cờ tướng cổ (cờ tướng hiện đại có thể đã sử dụng một số luật của nó) những quân cờ có thể xáo trộn được. Đặc điểm này không có ở cờ tướng hiện đại[2]. Murray cũng viết rằng Trung Hoa cổ có nhiều hơn một trò chơi với tên tượng kỳ.[3]
Theo một giả thuyết khác, sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga[cần dẫn nguồn], một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII ở Trung Quốc.
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo và sông. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường và hoàn thiện như ngày hôm nay vào thời nhà Tống bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.[cần dẫn nguồn]
Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau[cần dẫn nguồn]:
Người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) trên bàn cờ. Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa trước thời nhà Nguyên (1271-1368)... thì không có voi, khi họ tiếp nhận Saturanga thấy trong các quân cờ có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.
Trong tiếng Việt, từ trước tới nay trò chơi này được gọi là cờ tướng do trong bàn cờ quân Tướng là quan trọng nhất.
Quân Tướng đi ngang (dọc) 1 ô mỗi nước và chỉ đi trong cung. Hai quân Tướng không được phép đứng cùng một cột mà không có quân cờ nào che chắn ở giữa chúng (luật "lộ mặt"). Trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ tàn thì luật "lộ mặt" lại tỏ ra rất khỏe, khi Tướng lúc này mạnh gần tương đương Xe.
Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và cũng chỉ đi trong cung như Tướng. Như vậy, cửu cung của mỗi bên có tất cả 5 vị trí hợp lệ mà Sĩ có thể đứng được. Sĩ là quân cờ yếu nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sĩ (gãy Sĩ) sẽ là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe. Việc dùng 1 Pháo đổi 2 Sĩ rồi dùng 2 Xe hoặc kết hợp Xe, Mã, Tốt tấn công là chiến thuật thường thấy. Khi cờ tàn còn Pháo thì phải chú ý bảo vệ Sĩ vì Sĩ còn hỗ trợ Pháo tấn công.
Quân Tượng đi chéo 2 ô mỗi nước và không đi qua sông. Như vậy, nửa bàn cờ mỗi bên có tất cả 7 vị trí hợp lệ mà Tượng có thể đứng được. Tượng sẽ không thể đi được nếu có một quân cờ bất kỳ nằm trên đường đi, khi đó gọi là "Tượng bị cản" và vị trí cản được gọi là "mắt Tượng" hoặc "chân Tượng". Tượng có vai trò bảo vệ Tướng từ xa, mất Tượng (gãy Tượng) sẽ là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Pháo và rất khó để giữ được quân Tượng còn lại. Việc dùng 1 Mã đổi 2 Tượng rồi dùng 2 Pháo hoặc kết hợp Xe, Pháo, Tốt tấn công là chiến thuật thường thấy. Tượng mạnh hơn Sĩ một chút.
Quân Xe đi ngang hoặc dọc không giới hạn trên bàn cờ. Xe được coi là quân cờ mạnh nhất. Giá trị của Xe thường tính là bằng 2 Pháo hoặc Pháo Mã.
Khai cuộc hai bên thường tranh thủ đưa các quân Xe ra các đường dọc thông thoáng, dễ phòng thủ và tấn công.
Quân Pháo đi ngang và dọc không giới hạn như Xe. Điểm khác biệt là Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó (gọi là ngòi). Trừ trường hợp trên, Pháo cũng không được phép nhảy qua đầu các quân khác khi không ăn.
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là máy bắn đá. Bấy giờ, từ Pháo (砲) trong chữ Hán được viết với bộ "thạch", nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì từ Pháo (炮) được viết với bộ "hỏa". Hiện nay, có nhiều bộ cờ tướng thiết kế quân Pháo không có bộ "thạch" hoặc bộ "hỏa" (包).
Do đặc điểm phải có ngòi khi tấn công, Pháo thường dùng Tốt của quân mình để tấn công trong khai cuộc, hoặc dùng chính Sĩ hay Tượng của mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương trong tàn cuộc.
Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo đưa vào giữa dọa bắt tốt đầu của đối phương, gọi là thế Pháo đầu hay Trung pháo. Đối phương có thể dùng Pháo đối lại cũng vào giữa. Nếu bên đi sau đưa Pháo cùng bên với bên đi trước thì khai cuộc gọi là trận Thuận Pháo, đi Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).
Quân Mã đi ngang (hay dọc) 1 ô và chéo (theo cùng hướng đi trước đó) 1 ô. Nếu có một quân cờ bất kỳ nằm trên đường đi thì "Mã bị cản" không đi được và vị trí cản gọi là "chân Mã".
Mã do không đi thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động của quân này kém hơn Xe và Pháo. Khi khai cuộc, Mã kém hơn Pháo vì có ít vị trí cơ động được. Khi tàn cuộc, bàn cờ ít quân hơn, Mã trở nên mạnh hơn Pháo.
Quân Tốt đi 1 bước. Nếu Tốt chưa qua sông, nó chỉ được đi thẳng. Nếu Tốt đã qua sông thì được đi ngang hoặc thẳng, không được đi lùi. Khi đi đến đường biên ngang cuối cùng bên phần sân đối phương, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt, và chỉ có thể đi ngang theo hàng ngang đó 1 bước.
Trong khai cuộc, việc thí Tốt là chuyện tương đối phổ biến. Ngoại trừ việc phải bảo vệ Tốt đầu, các quân Tốt khác thường xuyên bị xe pháo mã ăn mất. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân. Đến cờ tàn, giá trị của Tốt tăng nhanh và số lượng Tốt khi đó có thể đem lại thắng lợi hoặc chỉ hòa cờ. Khi đó việc đưa được Tốt qua sông và tới gần cung Tướng của đối phương trở nên rất quan trọng. Tốt khi đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì Tốt mạnh như Xe. Việc dùng 1 Tốt đã qua sông đổi 1 Sĩ hoặc 1 Tượng đối phương để làm suy yếu khả năng phòng thủ là chiến thuật thường thấy.
.Để ký hiệu vị trí trên bàn cờ, người ta đánh số từ 1 đến 9 cho đường dọc, và đặt tên cho đường ngang gọi là các tuyến cho hai bên người chơi,
Vị trí của đường dọc được ký hiệu bằng các chữ số Ả rập hoặc chữ số Trung Quốc từ 9 đến 1 từ phải qua trái theo hướng nhìn của mỗi người chơi.
Vị trí đường ngang được ký hiệu bằng tên các tuyến mỗi bên gồm có 5 tuyến từ tuyến hà đến tuyến đáy.
Trong các thế cờ, để ghi lại vị trí và sự dịch chuyển quân cờ, người ta thường ghi lại các nước đi như sau:
Các quân cờ được viết tắt như sau:
Các đường ngang của bàn cờ được đánh số từ 1 đến 10 từ gần nhất đến xa nhất, theo sau là một chữ số 1 đến 9 cho các đường dọc từ phải sang trái cho mỗi bên. Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí đường ngang cũ, vị trí đường dọc cũ, vị trí đường ngang mới, vị trí đường dọc mới.
Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo từ (3; 2) đến (3; 5), bên Đen Mã từ (1; 8) đến (3; 7) thì ghi:
Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo từ (3; 8) đến (2; 8), Đen đưa Tốt từ (4; 7) đến (5; 7)