Bộ trưởng Quốc phòng Nga-Đại tướng Shoigu hiện tại và hồi còn trẻ. Ảnh WP
Bộ trưởng Quốc phòng Nga-Đại tướng Shoigu hiện tại và hồi còn trẻ. Ảnh WP
Bất chấp những gì từng tuyên bố trong chiến dịch giành quyền lãnh đạo, ông Starmer đã đưa đảng của mình xích dần về phía trung dung, để có khả năng thắng cử hơn.
Ông đã bãi bỏ nhiều chính sách tốn kém, viện dẫn tình trạng của tài chính công của Anh, trong khi vẫn duy trì một vài chương trình căn bản.
Ông Starmer đã hủy bỏ những đề xuất ban đầu để quốc hữu hóa các công ty nước và năng lượng.
Tuy nhiên, ông đã hứa sẽ đưa gần như tất cả các dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt quay trở lại sở hữu công trong vòng 5 năm, thuộc một công ty mới với tên gọi Đường sắt Anh quốc.
Ông Starmer đã bỏ cam kết ban đầu về việc bãi bỏ học phí đối với sinh viên và nói rằng chính phủ không có khả năng thực hiện điều này.
Trả lời BBC hồi tháng Năm, ông nói: "Chúng tôi có lẽ sẽ từ bỏ cam kết đó bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta đang ở trong một tình trạng tài chính khác."
Tuy nhiên, ông Keir nói Công đảng sẽ bắt đầu đánh thuế giá trị gia tăng đối với nguồn thu học phí từ các trường tư của Anh.
Công đảng đã thu hẹp cam kết đưa ra hồi năm 2021 về chuyện bỏ ra 28 tỷ bảng Anh (khoảng 35 tỷ USD) mỗi năm cho các dự án năng lượng xanh, nhưng vẫn tuân theo các cam kết như xây dựng các trang trại điện gió ngoài khơi và phát triển các nhà máy sản xuất pin cho xe điện.
Điều này đã dẫn đến sự chỉ trích từ Đảng Bảo thủ rằng ông Starmer đang ra sức "né tránh" một cam kết chính sách quan trọng.
Gần đây, ông Starmer đã cam kết đầu tư 8 tỷ bảng Anh vào năng lượng sạch thông qua một công ty có tên GB Energy.
Ông cũng cam kết loại bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện năng trước năm 2030. Nhiều chuyên gia nhận định đây là chuyện bất khả thi.
Sau khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10/2023, ông Starmer đã ủng hộ hoạt động quân sự tại Gaza và quyền tự vệ của Israel.
Điều này đã khiến nhiều cử tri ủng hộ người dân Palestine giận dữ và ông đã đối mặt với sự nổi dậy từ hàng chục nghị sĩ của Đảng Lao động, kêu gọi có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Tuy nhiên, hồi tháng Hai năm nay, ông đã kêu gọi "cần có một lệnh ngừng bắn. Đây là điều phải xảy ra vào lúc này".
Một cuộc thăm dò ý kiến dư luận của YouGov được thực hiện hồi tháng Ba cho thấy 52% người dân ở Anh nghĩ ông Starmer đã giải quyết vấn đề một cách kém cỏi.
Ông Starmer cũng ủng hộ việc Anh ném bom các căn cứ của phiến quân Houthi tại Yemen để đáp trả các cuộc tấn công của nhóm này nhằm vào huyết mạch vận tải biển kết nối với Israel.
Hồi năm 2019, ông Starmer đã thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về việc Anh có nên rời Liên minh châu Âu (EU) hay không.
Hiện ông nói chuyện đảo ngược Brexit là không thể xảy ra, nhưng ông từng nói rằng sẽ thảo luận về các thỏa thuận hợp tác với EU liên quan đến thực phẩm, tiêu chuẩn lao động và môi trường.
Ông Keir Starmer thường bị những người đối lập mỉa mai là người nhàm chán.
Ông muốn thể hiện chính mình là một người tuân thủ khắt khe các nguyên tắc luật pháp và một đồng liêu đã đặt cho ông biệt danh "Ông Luật pháp" (Mr Rules).
Chỉ có một lần ông Keir phạm luật.
Khi còn trẻ, ông đã bị cảnh sát bắt vì bán kem mà không có giấy phép buôn bán. Cảnh sát đã tịch thu kem và không làm gì thêm.
Ông Starmer có khuynh hướng ít bộc lộ bản thân trong các cuộc phỏng vấn nhưng cũng tỏ ra là người ưa tranh đua.
Trả lời báo The Guardian, ông nói: "Tôi ghét thất bại. Một số người cho rằng chỉ cần tham gia thôi cũng có ý nghĩa rồi. Tôi không thuộc nhóm đó."
Ông Starmer và vợ là bà Victoria Alexander, đang làm việc tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), đã kết hôn vào năm 2007 và có hai người con.
Ngoài làm việc, ông chơi bóng đá 5 người và hâm mộ câu lạc bộ Arsenal.
Từ trái qua: Mai Phương, Đỗ Thị Hà, Lương Thùy Linh - Ảnh: Facebook nhân vật
Miss World cũng là cuộc thi hoa hậu lâu đời nhất thế giới. Số lượng người đẹp đến từ các nước, vùng lãnh thổ đăng ký tranh tài hằng năm cũng đông hơn các cuộc thi khác.
Các đại diện của Việt Nam đạt được những thành tích đáng khích lệ trong thời gian qua, góp phần đưa nhan sắc Việt thăng hạng trên bản đồ nhan sắc thế giới.
Ông Keir Starmer đã trở thành tân thủ tướng Anh sau khi dẫn dắt Công đảng (tức Đảng Lao động) có chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Ông Keir Starmer đã thay thế chính trị gia Jeremy Corbyn, người theo phái cực tả, làm lãnh đạo Công đảng cách đây bốn năm và ra sức đưa đảng này trở lại vị trí trung dung hơn, để có khả năng chiến thắng hơn trong các cuộc bầu cử.
Công đảng đã không nắm quyền trong 14 năm.
Huỳnh Nguyễn Mai Phương đoạt vương miện cuộc thi Miss World Vietnam 2022 (Hoa hậu Thế giới Việt Nam) vào tháng 8-2022.
Cô sinh năm 1999, quê ở Đồng Nai. Mai Phương sở hữu chiều cao 1,7m, số đo ba vòng 82-63-92cm.
Mai Phương hiện là sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Trước đó, Mai Phương tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, vào top 5 chung cuộc và đoạt giải Người đẹp Nhân ái.
Mai Phương được kỳ vọng đạt thành tích cao tại Miss World năm nay - Ảnh: Facebook nhân vật
Mai Phương hiện đang tranh tài tại Miss World lần thứ 71, tại Ấn Độ. Cuộc thi năm nay có hơn 100 thí sinh đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia.
Dự kiến đêm chung kết Miss World năm nay sẽ diễn ra lúc 21h (giờ Việt Nam) ngày 9-3, tại Ấn Độ. Chương trình được mua bản quyền, truyền hình trực tiếp trên VTV9.
Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất - Thủ tướng chia sẻ.
- Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa, nhưng Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất và có đủ tự tin để làm điều đó - Thủ tướng chia sẻ.
Phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có những chia sẻ tâm huyết với 1.200 DN, các tập đoàn hàng đầu thế giới.
"Thương mại thế giới đang đứng trước nhiều thử thách, trong đó nổi lên chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại, nguy cơ làm xói mòn niềm tin vào xu thế tự do hóa, đe dọa các thể chế thương mại đa phương lẫn song phương. Tuy nhiên, với niềm tin, sự lạc quan vào xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, Việt Nam luôn nhất quán đề cao những lợi ích của thương mại tự do và nhận thức rõ các cơ hội hợp tác rộng mở với dòng chảy chính là hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa", người đứng đầu Chính phủ nói. .
Thạm dự hội nghị với chủ đề "Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu", thay vì kể ra những thành quả đạt được, Thủ tướng nêu một số thực trạng chưa đạt kỳ vọng của VN để suy nghĩ và hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, khắc phục những yếu kém.
Thứ nhất, mới chỉ có 21% DN vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 46% ở các nước trong khu vực ASEAN. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng thế giới chưa tương xứng với mục tiêu và tiềm năng của VN.
Nhiều DN mới chỉ tham gia ở các khâu đơn giản như lắp ráp, đóng góp sản phẩm, giá trị gia tăng không cao. Tỷ lệ giá trị sản phẩm được các DN FDI mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước mới đạt chưa tới 27% tổng giá trị đầu vào, phần còn lại là mua từ doanh nghiệp FDI khác hoặc nhập khẩu.
"Chúng ta phải nhìn thẳng sự thật. VN phải đặt mục tiêu nâng cấp và dịch chuyển lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường sự liên kết giữa DN VN và DN FDI", Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: "VN không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất và có đủ tự tin để làm điều đó. Đồng thời, VN có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng. Đó là khát vọng mãnh liệt không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới".
Thứ ba, VN đang trở thành 1 trong những công xưởng của thế giới, 1 điểm tựa cho các tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên toàn cầu, độ mở thương mại quốc gia đạt trên 200% GDP.
Thủ tướng nhắc đến chỉ dấu tích cực về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của VN. Hơn 26.000 DN FDI đang hoạt động với số vốn cam kết đầu tư hơn 331 tỷ USD đến từ 130 quốc gia. Cùng với đó là sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân.
"Điều đó chứng tỏ môi trường kinh doanh ở VN hoàn toàn có thể ươm mầm nên những DN lớn có khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Trong số ngồi đây có nhiều vị là thành viên của WEF như Viettel, FPT, Vingroup, VNPT... và hàng vạn DN tư nhân", Thủ tướng nói.
Môi trường chính trị - xã hội của VN luôn được đánh giá là ổn định trong khu vực và trên thế giới, điều này còn ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền chính trị - xã hội của một số nước thường rơi vào bất ổn. Đồng thời, các yếu tố về kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, tăng trưởng cao liên tục, thương mại tăng bình quân 15%/năm, nợ công, lạm phát được kiểm soát.
Đến nay, VN vẫn duy trì lợi thế nhân công giá rẻ, lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ bậc nhất trong khối ASEAN, được đào tạo cơ bản, cần cù, kỹ năng tốt, có năng lực tiếp thu và nắm bắt các tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Trong số gần 95 triệu dân, 55% số người sử dụng Internet và 60% lao động trẻ dưới 35 tuổi.
"Khi đứng ở VN, các bạn có thể nhìn thấy cơ hội tiếp cận hầu hết các thị trường lớn của thế giới. Đặc biệt thị trường ASEAN, VN đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng bậc nhất, đồng thời có vị trí địa chiến lược tối ưu, chuỗi cung ứng của thế giới mà không phải quốc gia nào cũng có được", Thủ tướng cho hay.
Trên nền tảng kinh tế mở và hội nhập, VN có quan hệ thương mại với 200 nước và vùng lãnh thổ; có trên 20 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD với tiềm năng tăng trưởng giá trị của chuỗi cung ứng là rất lớn. Nhiều nông sản giữ vị trí top trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, cá ba sa, tôm...
"Tôi nói ý này vì liên quan đến người nông dân... Mỏ vàng nông nghiệp với tiềm năng chưa được khai thác hết sẽ là tiềm năng thu hút đầu tư và hợp tác rất lớn mà VN đang mong đợi.... Nông nghiệp, du lịch, CNTT trong thời đại 4.0 là những tiềm năng mà VN có thể phát triển mạnh mẽ hơn", Thủ tướng chia sẻ.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam khai mạc chiều nay. Thủ tướng phát biểu và đối thoại với doanh nghiệp tham dự.
Bộ trưởng trẻ tuổi nhất Malaysia sáng nay tham dự sự kiện đầu tiên của hội nghị WEF ASEAN 2018.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch điều hành châu Á-Thái Bình Dương của Google nhân dịp sang dự WEF ASEAN 2018.
Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cần sử dụng cơ hội chuyển đổi số để làm ASEAN trở nên phẳng hơn.
Chủ tịch điều hành WEF khẳng định, CMCN 4.0 không chỉ ảnh hưởng tới cách sống của con người mà còn định nghĩa lại chúng ta là ai.