Tổng thu nhập quốc gia (GNI) chính là một chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Vì vậy, để tính được chỉ số GNI, căn cứ vào Nghị định 94/2022/NĐ-CP, ta phải lập ra các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập hoặc xuất phát từ chỉ tiêu của GDP và các chỉ tiêu có liên quan khác.
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) chính là một chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Vì vậy, để tính được chỉ số GNI, căn cứ vào Nghị định 94/2022/NĐ-CP, ta phải lập ra các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập hoặc xuất phát từ chỉ tiêu của GDP và các chỉ tiêu có liên quan khác.
Tính GNI theo giá hiện hành giúp xác định tổng thu nhập quốc gia đã đạt được trong năm nhằm phản ánh mức độ giàu có, thịnh vượng của một quốc gia.
Lượng chênh lệch (Thuần) giữa thu nhập và chi trả về thu nhập lao động với nước ngoài: Phần còn lại giữa các khoản thu nhập là tiền lương và tiền công lao động (Bằng tiền hoặc hiện vật) và các khoản thu nhập khác có tính chất trả công lao động cho công nhân và người lao động người Việt Nam thường trú tại nước ngoài nhận được từ những tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất ở nước ngoài (Không thường trú) - (Trừ cho) Phần cho ra cho thù lao lao động của các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất có thường trú ở Việt nam chi trả cho công nhân và người lao động người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Lượng chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu phải trả cho nước ngoài: Phần còn lại của thu nhập sở hữu do các đơn vị và dân cư có thường trú tại Việt Nam nhận được từ nước ngoài (Đơn vị và dân cư ko thường trú) - (Trừ cho) Thu nhập sở hữu của các đơn vị và dân cư không có thường trú ở Việt Nam.
Lưu ý: Thu nhập hoặc chi trả sở hữu sẽ bao gồm các khoản:
Thu nhập hay chi trả về lợi tức đầu tư trực tiếp với nước ngoài.
Thu nhập hay chi trả lợi tức đầu tư vào những loại giấy tờ có giá như: Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác.
Thu nhập hay chi trả lợi tức về việc cho thuê, mướn, quyền sử dụng, bản sáng chế, nhãn mác, quyền về khai thác khoáng sản phục vụ cho quá trình sản xuất, vùng trời, vùng biển,...
Tính GNI theo giá so sánh về cơ bản là so sánh tổng thu nhập thực tế của quốc gia giữa hai năm khác nhau nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá về các lợi thế hay thách thức trong hoạt động kinh tế đã đạt được và giúp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế bền vững, phát triển trong tương lai.
Số liệu về GNI được công bố hằng năm.
Chỉ số giảm phát GDP (tGDP Deflator) là chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) được tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất ở trong nước.
Công thức tổng quát: Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa / GDP thực tế
GNI va GDP thoạt nhìn có vẻ khá giống nhau về mục đích sử dụng nhưng chúng lại có sự khác nhau về khái niệm và có một mối quan hệ mật thiết. Vậy điểm khác nhau giữa GDP và GNI là gì?
GNI là một chỉ số thể hiện tổng thu nhập của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (Thông thường là 1 năm) bao gồm cả những thu nhập trong nước và nước ngoài. Đây được xem là một chỉ tiêu đo lường thực lực trong việc phát triển kinh tế của quốc gia.
GDP là chỉ số thể hiện tổng sản phẩm quốc nội (Sản phẩm trong nước) của các hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định (Thông thường là 1 năm hoặc 1 quý).
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) theo so sánh = Tổng thu nhập quốc gia (GNI) theo giá hiện hành của năm báo cáo / (Chia cho) Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc được so sánh.
Công thức tính GNI được lập nên dựa trên chỉ số GDP. Theo đó, nếu những nước có vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, GNI của những nước đó sẽ cao hơn GDP và ngược lại
Giá trị tổng sản phầm quốc nội (GDP) = Giá trị sản xuất sản phẩm – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
GDP chỉ dùng để tính tổng sản lượng trong nước.
Theo Th.S Võ Đình Trí, giảng viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM và trường IPAG Business School Paris, GNI và GDP là hai chỉ số rất quan trọng được dùng để so sánh và xếp loại giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, Chúng có sự khác biệt nhỏ là: GDP tập trung chủ yếu vào sự tăng trưởng, quy mô trong kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh và sản xuất nhằm tạo ra giá trị gia tăng, trong khi đó, GNI chú trọng đến sự thịnh vượng nhiều hơn.
Đối với một quốc gia có nền kinh tế đóng cửa, hai chỉ số GNI và GDP sẽ là một và không có sự khác biệt. Vì vậy, để có sự khác nhau giữa hai chỉ số GNI và GDP, cần có:
Dòng chuyển thu nhập từ nguồn lãi suất, lợi nhuận và lợi tức cổ phần của các quốc gia.
Dòng chu chuyển về tiền lương của người lao động không có thường trú giữa các quốc gia.
Trên đây là bài viết GNI là gì? và GNI khác GDP thế nào? Chúng tôi hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về GNI và cách phân biệt hai chỉ số GNI và GDP một cách chuẩn xác và đơn giản. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Ở quán cà phê, nhà hàng ăn uống, góc trà đá, trên xe khách… là nơi người ta có thể vô tư trò chuyện, ăn uống, tâm tình về tình yêu, cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn số ít cán bộ, chiến sĩ ta mặc quân phục ngồi nhậu nhẹt, trà đá rất phản cảm, thậm chí mang cả những chuyện của cơ quan, đơn vị mình để nói với nhau ở nơi này. Hậu quả sẽ khó lường khi những hình ảnh ăn uống, câu chuyện về thay đổi cán bộ, mua sắm vũ khí mới, huấn luyện SSCĐ, diễn tập… bị lộ, lọt ra ngoài, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, phản động thu thập thông tin phục vụ cho ý đồ đen tối của mình.
Khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, vào ngày nghỉ, ngày lễ, được sự cho phép của cấp trên, cán bộ, chiến sĩ ta được phép ra ngoài doanh trại hoặc về với gia đình, người thân. Ra ngoài đơn vị, hòa vào nhịp sống xã hội, tới những nơi như quán cà phê, trà đá, quán nhậu với bạn bè… là chuyện bình thường, dễ hiểu, không cấm. Tuy nhiên, vì vô tình, mất cảnh giác, đôi khi cán bộ, chiến sĩ ta mang mặc quân phục tới quán nhậu, quán trà đá, cà phê... là đã vi phạm Quy định đã được nêu rõ tại Điều 48, trong Điều lệnh quản lý bộ đội. Điều đáng lo hơn ấy là những câu chuyện về thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị mình lại được cán bộ, chiến sĩ mang ra “đàm đạo” là vi phạm những Quy định về phòng gian, giữ bí mật. Nhưng nguy hại nhất, vì giản đơn hoặc vô tình không biết bên cạnh có những “kẻ săn tin” để phục vụ cho mục đích chính trị đen tối thì quả thực rất nguy hiểm.
Câu chuyện thứ nhất. Ấy là gần đây, trên chuyến xe ca về quê thăm gia đình, tôi đã gặp phải hình ảnh không đẹp chút nào của hai sĩ quan trẻ. Chẳng là do xe không có điều hòa, lại giữa những ngày hè nên ai cũng rất nóng. Ngồi trước tôi là hai sĩ quan trẻ, mang quân phục lục quân. Qua câu chuyện của họ, tôi biết họ là những sĩ quan mới ra trường, được điều động nhận nhiệm vụ mới ở đơn vị K.
Nét đẹp tình quân dân. (Ảnh: HẢI AN)
Có lẽ vì nóng quá nên khi xe đi được một đoạn thì hai sĩ quan trẻ cởi phăng chiếc áo quân phục ra, chỉ còn nguyên áo lót. Rồi đến quán nước nghỉ giữa chặng, đôi bạn trẻ này vẫn mặc nguyên áo cộc, khoác áo quân phục trên vai xuống quán, vô tư ngồi uống nước, ăn ngô luộc, trò chuyện rôm rả. Nhiều người cảm thấy bình thường, nhưng cũng không ít người lắc đầu. Là một sĩ quan “đi trước”, tôi có lại nhắc khéo thì hai sĩ quan trẻ nhìn tôi vẻ lạ lùng. Họ cho rằng “tại trời” nóng quá chứ họ đâu có muốn thế. Tuy nhiên, họ chưa biết, chính từ sự vô tình ấy, họ đã vi phạm Điều 48, trong Điều lệnh quản lý bộ đội. Với sự “vô tình” vi phạm này, họ có thể bị xử phạt từ khiển trách đến giữ tại trại trong ngày nghỉ hoặc cảnh cáo tại khoản 1, Điều 26, trong quy định xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong Quyết định 04/QĐHN-BQP của Bộ Quốc phòng.
Câu chuyện thứ hai, có lẽ là phổ biến hơn tôi được nghe trong những lần đi công tác.
Một lần, đến cổng đơn vị S, tôi rẽ vào quán nước và tạp hóa mua chiếc bút. Bỗng nghe có tiếng nói oang oang của một người đàn ông trung niên mặc quần áo cộc bên bàn nước qua điện thoại với ai đó. Đại loại người đàn ông thông báo với người bên kia đầu dây rằng, tuần tới không thể về được vì đơn vị phải cơ động đi bắn đạn thật ở X. Khi tôi hỏi chị chủ quán thì được biết, đó là những cán bộ thuộc đơn vị S ra quán uống nước sau khi thể thao xong. Khi tôi vờ ngờ nghệch hỏi thêm rằng, thế các anh ấy bắn ở đâu, bắn bằng gì, đi có đông không, có được đến xem không…? Chị chủ quán trả lời vanh vách. Tôi đùa vui rằng, sướng nhất chị, cái gì cũng biết. Chị cười và bảo rằng. Ai đến đơn vị S, ai đi khỏi đơn vị chị đều biết nữa là… chuyện bắn lớn như thế.
Câu chuyện thứ hai là một trong rất nhiều câu chuyện tôi được nghe. Cũng từ những câu chuyện đại loại như vậy, tôi không khỏi lo lắng khi nghĩ rằng, nếu chị bán nước kia là kẻ xấu, hay kẻ xấu lợi dụng cô bán hàng nước kia để khai thác thông tin thì hậu quả sẽ như thế nào? Và vô tình, quân nhân kia đã vi phạm Điều 81; 82 (Mục 7) về phòng gian giữ bí mật trong Điều lệnh quản lý bộ đội mà không biết. Với vi phạm này, tại khoản 1 và mục c khoản 2 Điều 14 trong Quyết định số 04/QĐHN-BQP của Bộ Quốc phòng thì quân nhân có thể bị xử phạt từ cảnh cáo đến phạt giam kỷ luật, giáng chức, cách chức. Đặc biệt, nếu những thông tin bị lộ, lọt ra ngoài gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ của đơn vị thì quân nhân sẽ bị xử phạt từ giáng cấp bậc quân hàm đến tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân theo quy định tại mục c khoản 2 Điều 14 Quyết định số 04/QĐHN-BQP của Bộ Quốc phòng.
Trước tình hình các thế lực thù địch, phản động đang tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực, kể cả quân sự, hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một thoáng vô tình, vô hình chung chúng ta trở thành “kẻ tiếp tay” cho những đối tượng xấu và hậu quả sẽ khôn lường.
Chấp hành quy định của Quân đội về lễ tiết tác phong quân nhân để làm sáng đẹp hơn hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” và tăng cường phòng gian giữ bí mật rất cần sự tự giác của mỗi quân nhân. Tuy vậy, vai trò của cấp ủy, người chỉ huy ở cơ sở là hết sức quan trọng. Bên cạnh việc theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh hàng ngày theo chế độ quy định thì việc tăng cường giáo dục thường xuyên để mọi cán bộ, chiến sĩ nâng cao cảnh giác, tự giác hơn nữa trong chấp hành các quy định là việc làm cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Phong cách thời trang luôn khác biệt ở mỗi quốc gia và Hàn Quốc cũng có những đặc trưng riêng mà nếu tinh ý, bạn sẽ có thể nhận ra.
Váy ngắn cũng được nhưng không được hở vai
Đây là 1 điều khá thú vị, nếu như ở Việt Nam, mặc hở vai hay váy ngắn đều coi là không lịch sự thì ở Hàn lại không như vậy. Bạn có thể thoải mái mặc váy ngắn, quần ngắn, miễn là không ngắn quá ngắn là được.
Bạn có thể thấy ở hình trên, khi có mặt trong Hội nghị liên quan đến biến đổi khí hậu năm 2021 của UN và được chọn làm đại sứ quảng bá, Blackpink Rosé tuy có mặc quần/ váy ngắn thì vẫn được netizen chấp nhận. Đó là vì cô nàng đã mặc 1 chiếc áo rất kín đáo với mái tóc gọn gàng, trang điểm thanh lịch.
Tuy nhiên người Hàn có vẻ khá nhạy cảm với áo hở vai. Phần lớn họ cho rằng mặc áo hở vai sẽ hơi “hở hang”. Do đó, bạn sẽ hiếm khi thấy con gái Hàn mặc áo hở vai trên đường, trừ khi đi du lịch. Nghệ sĩ thì không tính.
Đi đám cưới mặc giản dị nhất có thể
Ở Việt Nam, khi được mời đám cưới thì khách mời sẽ cố ăn mặc đẹp, lịch sự nhất có thể. Tuy nhiên, đôi khi 1 số bạn lại ăn mặc quá “lồng lộn” và có phần lấn át cô dâu, vô tình khiến cô dâu bị lu mờ khi chụp ảnh cùng
Ở Hàn thì điều này bị coi là bất lịch sự, không tinh ý và không coi trọng cô dâu. Do đó, người Hàn khi đến đám cưới người khác thường ăn mặc lịch sự và giản dị hết sức có thể.
Họ sẽ tránh màu trắng và ăn vận nổi bật để nhường mọi sự chú ý cho nhân vật chính của bữa tiệc. Nếu người Hàn mặc quá nổi bật đi đám cưới, họ sẽ bị nói ra nói vào. Chắc bạn cũng biết nhiều sao Hàn không để ý ăn mặc khi đi đám cưới cũng đã phải nhận khá nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng rồi đúng không? Red Velvet Seulgi, Irene cũng từng lâm vào hoàn cảnh đó đấy!
1 điều nữa là nhiều người ở Việt Nam sẽ tránh mặc cả cây đen khi đi đám cưới nhưng ở Hàn thì lại khác. Không chỉ nam mà nữ cũng thường hay mặc màu đen để khi đứng chụp ảnh cùng cô dâu, cô dâu có thể thêm nổi bật. 1 phép lịch sự cần thiết dành cho cô dâu Đúng là điểm khác biệt trong văn hoá đám cưới.
Không biết các bạn có để ý không chứ nếu bạn ở Hàn 1 thời gian, bạn sẽ thấy phần nhiều các item thời trang ở Hàn thường có thiết kế cơ bản, không quá nổi bật. Đó là vì 1 phần lớn người Hàn không thích ăn mặc nổi bật và bị người khác chú ý.
Bạn sẽ thấy rất nhiều người mặc trùng 1 loại item trên đường, màu sắc na ná nhau. Đặc biệt là khi có item nào thành xu hướng, thì người Hàn lại đổ xô đi mua và việc “đụng hàng” là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn trẻ Hàn Quốc ăn mặc cá tính và có gu thẩm mỹ riêng.
Đây là 1 xu hướng mới dạo gần đây! Bạn sẽ rất hay thấy những bạn trẻ mặc váy liền dài ra ngoài quần bò. Nó hơi kỳ lạ và đôi khi nhìn khá “khó hiểu”.
Tuy nhiên nếu bạn là người cá tính thì cũng có thể thử sức với phong cách này.
Người Hàn có vẻ rất ngại khoe chân trần. Dù là mùa hè và đi dép lê vốn để cho đỡ nóng thì nhiều người lại luôn đi tất với dép lê.
Nó còn trở thành trend của giới trẻ và bạn sẽ thấy ngay cả ở các poster bán dép lê, người mẫu cũng đi tất. Tư duy này khác hẳn với Việt Nam, đi dép lê sao phải đi tất nhỉ?
Các ajumma thường ăn mặc rất rực rỡ
Nếu bạn để ý, phần lớn các bạn trẻ Hàn Quốc ăn mặc hài hoà thì nữ giới trung tuổi lại ăn mặc rất rực rỡ. Điều này cũng khá khác với VIệt Nam khi phần lớn người lớn tuổi thường chọn những item giản dị, nhã nhặn.
Item nổi bật nhất của các ajumma Hàn Quốc thường là áo hoa, quần hoa với những hoạ tiết nôi bật. Thêm vào đó là mái tóc xoăn và chiếc mũ chống nắng không lẫn vào đâu được.
Ở Việt Nam, đồ vintage đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích vì giá rẻ, kiểu dáng độc mà chất liệu còn rất tốt. Ở Hàn cũng chuộng đồ vintage nhưng nếu bạn vào các cửa hàng vintage ở Hàn, bạn sẽ thấy giá vô cùng cao, thậm chí còn cao hơn cả đồ mới nhiều lần.
Một phần là vì những item đồ cũ này đều là hàng hiệu đã qua sử dụng .
Nếu muốn mua đồ vintage giá cực rẻ, chỉ từ 40,000 – 200,000 VNĐ ở Hàn mà vẫn xịn sò thì hãy thử tham khảo chợ Dongmyo – thiên đường đồ cũ ở Seoul xem sao nha! Đảm bảo không khiến bạn thất vọng đâu
Chắc có lẽ ai cũng thích đồ hiệu, dù là người Việt hay người Hàn. Tuy nhiên, “thích đồ hiệu” đã trở thành 1 đặc trưng của người Hàn mà ai cũng có thể nhận ra. Nhiều người sẵn sàng ăn mì, kimbap cả tháng để mua cho mình 1 chiếc túi hàng hiệu.
Nhiều người cho rằng, đồ hiệu nói lên giá trị bản thân, do đó, dù thế nào cũng phải có lấy vài chiếc, kể cả phải trả góp đi chăng nữa.
Hotline: 1900 59 99 85 – 0903 99 88 19
Trụ sở: Hà Nội: Toà nhà Ba Đình, 13 Kim Mã Thượng, P.Cống Vị, Q.Ba Đình
Chi nhánh Đà Nẵng: số 346 Trưng Nữ Vương, P.Bình Thuận, Q.Hải Châu
Chi nhánh HCM: Citilight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1
GNI là một chỉ số đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện được tiềm lực của một quốc gia. Tuy cùng có vai trò to lớn như GDP, GNI vẫn có những điểm khác biệt, phản ánh một khía cạnh khác trong nền kinh tế. Vậy GNI là gì? Và GNI khác GDP thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
GNI (Gross National Income) là chỉ số chỉ tổng thu nhập của một quốc gia hay tổng thu nhập quốc dân. Chỉ số này phản ánh kết quả thu nhập lần đầu tiên được thiết lập từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia khi tham gia vào các hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định (Thường là một năm).
GNI có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Vì thế, để sử dụng được chỉ số này một cách đúng đắn, ta cần nắm được những đặc điểm của GNI như sau:
Chỉ số tổng thu nhập quốc gia (GNI) bao gồm tất cả các giá trị có khả năng tạo ra thu nhập ở nhiều thị trường, kể cả trong nước và nước ngoài như: Tổng đầu tư của người dân, các khoản chi tiêu cá nhân, chi phí tiêu dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ nguồn tài sản nước ngoài,...
GNI thường được sử dụng để thay thế cho chỉ số GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) để đo lường sự thịnh vượng, tiềm lực của một quốc gia.
GNI được sử dụng nhiều ở các nước phát triển và được dùng phổ biến ở Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới.
Tuy GNI bao gồm cả những nguồn lực trong nước và nước ngoài, nhưng nó lại bị ảnh hưởng nhiều từ những nguồn lực trong nước.
GNI có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc sống người dân vì nó phản ánh mức sống, thu nhập,... của họ.