Tác Giả Của Bài Quốc Ca

Tác Giả Của Bài Quốc Ca

Câu 1 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

Câu 1 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tìm hiểu chung về tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

- Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.

- Nhà văn được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ

- Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8

Xung đột, Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,.....

Có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lý nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa-lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.

- Xuất xứ: Tác phẩm in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

- Thời trẻ là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ

Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội.

Thời chống Mỹ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.

Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.

+ Nếp nghĩ: Vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình: “Vui hơi nhiều… đến làm ăn chứ?”, “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”, “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”, “Chúng mày là người Hà Nội… buông tuồng”, “Xã hội nào cũng phải có… cho mọi giá trị”.

* Tính cách đặc sắc và sinh động

- Một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế:

+ Mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình trước những điều chưa hợp lý của chế độ mới.

+ Với người giúp việc thì coi như người nhà, tình nghĩa như người trong họ.

+ Với thời cuộc, bộc lộ rõ ràng thái độ của mình: “Tao có bộ mặt rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

- Một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

+ Mọi việc cô làm đều có sự tính toán trước: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô có hai dinh cơ, năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún...

+ Cô đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.

- Một người phụ nữ chu toàn mọi việc, như một nội tướng trong gia đình

+ Đặc biệt quan tâm, coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, coi là “nội tướng”

+ Gần 30 tuổi bà mới lấy chồng, nhưng lại chọn một anh giáo tiểu học.

+ Việc sinh con: Kết thúc vào năm 40 tuổi. Tình thương con của cô là sự sáng suốt của một người mẹ có tầm nhìn xa, trông rộng.

+ Cô quan tâm, dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ và từ những chuyện nhỏ nhất. Với cô, trách nhiệm quan trọng nhất là tạo dựng nhân cách và chuẩn bị cho con cái một tương lai tốt đẹp.

- Một con người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm

Chuyện hai người con xin đi bộ đội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”

- Một con người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, luôn nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống.

+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”

+ Câu truyện cây si và những suy nghĩ của cô Hiền.

- Giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.

- Một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

* Nhân vật Dũng: dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thanh niên Hà Nội.

* Nhân vật người mẹ của Tuất: kiên cường, bản lĩnh, biết vượt lên đau thương.

* Những thanh niên Hà Nội và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội.

- Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

- Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội.

- Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau.

- Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lý.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

Một bia thơ của tác giả người Trung Quốc ca ngợi núi Non Nước và Trương Hán Siêu

Trên một tảng đá nằm bên phải lối lên núi Non Nước, theo hướng dưới lên, có một bia ma nhai khắc bài thơ cổ với kích thước bia: cao 50 cm, rộng 80 cm.

Bia bị mờ rất nghiêm trọng, rất khó đọc, nhưng có thể biết bia khắc một bài thơ 7 câu, mỗi câu 5 chữ, trong đó câu thứ tư mờ 2 chữ đầu, câu thứ 5 mờ 2 chữ đầu và chữ cuối cùng. Dòng lạc khoản gồm 2 dòng chữ nhỏ, bị mờ nhiều, rất khó đọc, nhưng cũng biết rằng bài thơ được một tác giả là người Trung Quốc đến thăm núi Non Nước và khắc bia vào đời vua Càn Long.

Nội dung bài thơ tả cảnh núi sông Non Nước, có nhắc đến Trương Hán Siêu là người ngay từ buổi ban đầu đã đến với núi, rồi đặt tên núi là Dục Thuý làm cho cảnh sắc núi thêm đẹp, và cho rằng  cảnh đẹp của danh thắng sẽ tồn tại lâu dài nơi thế gian. Trong các tài liệu chữ Hán Nôm nói chung, núi Non Nước nói riêng đã được công bố, chúng tôi chưa hề thấy giới thiệu bài thơ này. Có lẽ là vì bia quá mờ, rất khó đọc, cho nên nó đã bị bỏ qua. Chúng tôi do lòng say mê tìm hiểu di sản cha ông, đã nhiều lần cố gắng tiếp cận nội dung văn bia. Tuy vẫn còn có chỗ đoán đọc, có chỗ không thể đọc được, nhưng về cơ bản có thể hiểu được nội dung bài thơ này. Dưới đây xin giới thiệu toàn bộ bài thơ:

Phiên âm: Sơn cứ thuỷ chi than/ Tương truyền hiệu Thuỷ San/ Trương công sơ hội cảnh/ Dục Thuý tân sơn nhan/ [Bối tiểu] sơn y [lãm]/ Đăng lâm tẫn khoáng quan/ Hảo ta mỗi cùng trí/ Trường lưu tại thế gian/ ...Càn Long, Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn tự đề...

Dịch nghĩa: Núi nằm trên bờ sông/ Tương truyền có tên là Thuỷ Sơn (Nước Non)/ Trương Hán Siêu buổi đầu đã gặp cảnh đẹp/ Tên gọi Dục Thuý điểm tô dung nhan của núi thêm mới/ [Đứng xa nhìn] thì thấy núi như con sò nhỏ (nổi trên sông)/ Khi trèo lên mới hay cảnh quan khoáng rộng vô cùng/ Hết thảy mọi cái ở đây đều rất tốt đẹp/ Và lưu tồn dài lâu ở thế gian này/ ...Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn làm thơ và viết vào năm Càn Long [nhà Thanh,Trung Quốc (1736 -1796)]...

Dịch thơ: Núi nằm ven dòng nước/ Tương truyền tên Nước Non/ Trương công gặp cảnh núi/ Dục Thuý làm mới non/ Nhìn xa hẹp phong cảnh/ Tới gần rộng giang sơn/ Đẹp vô cùng cảnh trí/ Cùng thế gian trường tồn.

Như vậy tác giả bài thơ khắc lên đá này là một người Trung Quốc sống dưới thời Càn Long nhà Thanh, tương đương với các triều vua Việt Nam là Ỷ Tông, Hiển Tông, Mẫn Đế (nhà Lê) và triều Tây Sơn. Một người Trung Quốc sang Việt Nam lên thăm núi Non Nước và ca ngợi cảnh đẹp của núi, đề cập đến Trương Hán Siêu một cách thành kính, và kết luận “Đẹp vô cùng cảnh núi/Cùng thế gian trường tồn” há chẳng đáng tự hào lắm sao!

Cho tới trước ngày 1/1/1944, Quốc ca Liên Xô là bài “Quốc tế ca” (L’Internationale) do nhạc sĩ cách mạng người Pháp gốc Bỉ P.Degeyter (1848-1932) viết năm 1888 phổ lời bài thơ của nhà thơ - nhà cách mạng tham gia Công xã Paris  E.Pottier (1816-1887) sáng tác tháng 6/1871.

Năm 1902, nhà thơ A.Kôxê đã dịch lời bài hát này ra tiếng Nga, rồi bổ sung, trau chuốt cho hợp với văn phong Nga. Từ năm 1918 đến hết năm 1943, L’Internationale là Quốc ca của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết.

Vào giữa năm 1943, cuộc Chiến tranh Ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược đã bước sang giai đoạn mới, có tính quyết định. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xôviết thấy cần có bài quốc ca mới mang đậm khí thế hào hùng của toàn thể các dân tộc trong Liên bang để động viên quân và dân mau chóng đánh bại quân thù, giải phóng đất nước mình và nhân loại khỏi ách thống trị của quân phát xít. Một cuộc thi sáng tác Quốc ca đã được Chính phủ Liên Xô phát động. Hơn 160 nhạc sĩ và 40 nhà thơ đã hào hứng tham gia. Đã có 178 bài sáng tác được đệ trình lên ban lãnh đạo.

Bộ Chính trị và lãnh tụ Xtalin đặc biệt chú ý và đã xem xét, thảo luận rất kỹ. Kết quả, Ban lãnh đạo nhất trí quyết định chọn nhạc của Alêxanđrốp và lời là bài thơ của hai nhà thơ X.V.Mikhancốp và G.G.Ele-Reghixtan. Lời thơ rất hào hùng, biểu thị được ý chí quyết tâm của toàn dân Liên Xô xây dựng một quốc gia hùng cường và phồn vinh; giai điệu rất hùng tráng, đậm đà bản sắc dân tộc đang đi lên xây cuộc đời mới.

Từ đêm 31/12/1943 rạng ngày 1/1/1944, Quốc ca mới của Liên bang Xôviết đã được phát đi từ Đài Phát thanh Moskva. Bài hát được truyền tới tận các trường học, nhà máy, công trường, tới tận các mặt trận đang mịt mù lửa đạn, tới các đội quân du kích, vào tận các hậu cứ của quân thù trên lãnh thổ Liên Xô. Bắt đầu từ ngày 15/3/1944, bài Quốc ca mới chính thức được dùng trên toàn lãnh thổ Xôviết, quốc gia đang dốc sức chống phát xít Đức xâm lược.

Sau ngày Liên Xô tan rã (1991), Tổng thống đầu tiên của nước Nga lúc đó là B.Enxin đã ký lệnh xóa bỏ cả Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca Liên Xô và lấy một đoạn nhạc không lời là “Bài ca yêu nước” của nhạc sĩ, ông tổ nhạc cổ điển Nga nổi tiếng M.Glinca (1804-1857) làm Quốc ca nước Nga mới. Thực ra đó chưa phải là Quốc ca vì không có lời. Rất nhiều cựu chiến binh, các bậc có công trong công cuộc dựng nước và giữ nước thời Xôviết, và ngay cả giới nhạc sĩ, trí thức đều không đồng ý.

Thể theo ý nguyện của nhân dân Nga, Tổng thống thứ hai của nước Nga, V.Putin đã ký quyết định bài Quốc ca mới của quốc gia. Bài Quốc ca mới này có phần nhạc là nhạc của Quốc ca Liên Xô cũ, còn phần lời thì cũng do chính Mikhancốp, một trong hai tác giả của lời Quốc ca cũ viết lại cho phù hợp với giai đoạn lịch sử hiện tại. Vậy là, vị Nguyên thủ quốc gia Liên bang Nga đã nhận ra và khẳng định một lần nữa những giá trị tinh thần vĩ đại của dân tộc. Giây phút thiêng liêng đầu tiên của thiên niên kỷ mới, Quốc ca mới của Liên bang Nga đã vang lên khi bài phát biểu đầu năm của Tổng thống V.Putin vừa kết thúc.

Ngay sau khi nghe công bố Sắc lệnh của Tổng thống và bài Quốc ca vang lên trong giây phút giao thừa, rất nhiều người trên mọi miền đất nước rộng lớn này đã tới tấp gửi điện, thư lên Quốc hội và Tổng thống Liên bang nhiệt liệt ủng hộ, biểu thị sự hài lòng và niềm phấn chấn của mình.

Một cựu chiến binh già, người đã từng chiến đấu quyết liệt chống quân phát xít Đức những ngày đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc ở tỉnh Xmôlen – tiền đồn của Phòng tuyến thủ đô Moskva, đã viết thư lên Tổng thống bày tỏ lòng mình. Trong thư có đoạn:

“...Tôi nay đã tuổi 90, tưởng rằng cho tới khi sang “thế giới bên kia” sẽ không bao giờ còn được nghe bài Quốc ca hùng tráng của Liên bang Xôviết vĩ đại ngày ấy nữa. Thế mà, ơn trời, bài hát chính thức của đất nước hùng cường của chúng ta lại vang lên... Trong tôi lại hiện lên những kỷ niệm khó quên của những năm tháng oanh liệt. Tôi tin là nước Nga chúng ta tiếp tục truyền thống anh dũng hy sinh chịu đựng của mình để vững bước đi tới phồn vinh, hùng cường... Từ đáy lòng tôi chân thành cảm ơn Tổng thống...”.

Cần biết rằng, trong lịch sử âm nhạc Nga, tác giả Alêxanđrốp (tác giả phần nhạc Quốc ca Liên bang Xôviết trước đây và Quốc ca Liên bang Nga sau này) có hai bài hát vĩ đại “Cuộc chiến tranh thần thánh” và “Quốc ca Liên bang Xôviết”. Đó là đỉnh cao nghệ thuật của văn hóa ca hát Xôviết gắn với vận mệnh dân tộc cao cả đặc biệt. Những bài đó không chỉ là niềm vinh dự của nền âm nhạc Nga mà động viên mọi người lập chiến công vì vinh quang của Tổ quốc

Nhà thơ Phan Vũ viết “Em ơi! Hà Nội phố” vào năm 1972, trên căn nhỏ phố Hàng Bún. Những câu thơ đầu tiên của trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” ra đời trong tiếng mưa bom B-52 của Mỹ xối xả thả xuống bầu trời Hà Nội. Bản trường ca tráng lệ về Hà Nội viết trong một thời gian dài được tác giả tái hiện lại một thủ đô Hà Nội bằng ký ức bạn bè, góc phố, tiếng chuông nhà thờ, tiếng sóng Hồ Tây…

Bài thơ được bắt đầu từ những khung cảnh bình yên của Hà Nội như một lời thầm thì tình tự:

Em ơi! Hà Nội phố/ Ta còn em mùi hoàng lan/ Ta còn em mùi hoa sữa/ Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya/ Cọt kẹt bước chân quen/ Thang gác thời gian/ Mòn thân gỗ/ Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ...

Chân dung nhà thơ Phan Vũ. Ảnh: Du Nguyên/ Dân Trí

Em ơi! Hà Nội phố dài 443 câu thơ với 24 đoạn thơ như 24 đoạn thời gian nhắc nhở về những gì còn lại của Hà Nội phố, sau bom đạn và sau những dâu bể. Chính vì vậy mỗi đoạn đầu của thơ điệp từ "Ta còn em" cứ vang mãi, ngân dài và được nhắc lại tới 45 lần trải dài từ đầu đến cuối bài thơ. Trong một tác phẩm mà một điệp từ được nhắc nhiều đến vậy sẽ dẫn đến sự nhàm chán nhưng qua bàn tay của nhà thơ Phan Vũ nó lại trở nên lấp lánh và hấp dẫn, đẹp lạ thường, đem lại cho người đọc những day dứt, ngóng chờ về một hồi ức đẹp.

Điệp từ “Ta còn em...” còn có nghĩa “ta mất em...”, thể hiện sự tiếc nuối về một Hà Nội đã mất đi nhiều thứ đẹp đẽ. Sự mất mát đó không chỉ do chiến tranh mà còn do sự vô tình của người đời, sự lãng quên của thời gian. Nhà thơ Phan Vũ đã đưa vào thơ cả cuộc sống của ông ở Hà Nội. Mỗi trang viết, mỗi câu thơ đậm chất lãng mạn, tiếc nuối và hoài niệm. “Tôi ghi lại một cách vội vàng, theo sự tình cờ, bất chợt, không xếp đặt. Tất nhiên, trong một quá trình dài dặc nửa thế kỷ, bài thơ không thể nằm yên trong ngăn kéo mà luôn cựa quậy, bắt tôi phải chỉnh sửa nhiều lần. Nhiều khi có vài ly rượu ngà ngà lại chợt nhớ, chợt thương một nỗi niềm, chợt tìm thấy một dáng, một hình, một con chữ cần thêm, cần bớt”, khi còn sống nhà Phan Vũ đã từng chia sẻ như vậy.

Trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” có nhiều “tam sao thất bản” vì chủ yếu đến với độc giả qua con đường truyền miệng. Bài thơ có nhiều phiên bản đến nỗi ngay chính tác giả nhiều lúc cũng không nhận ra. Tác phẩm này được in một lần duy nhất vào năm 2008 ở Huế. Tuy nhiên, không phổ biến lắm nên ít được bạn đọc biết đến.

Mãi đến năm 1985 nhà thơ Phan Vũ tình cờ gặp nhạc sĩ Phú Quang tại TP Hồ Chí Minh. Cuộc trò chuyện giữa hai con người đều có tình yêu đặc biệt về Hà Nội để rồi bản trường ca của nhà thơ Phan Vũ được khoác lên mình một chiếc áo bằng âm nhạc. Từ 443 câu thơ, trong đó có 21 câu được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc. Bài hát “Em ơi Hà Nội phố” đã ra đời như vậy. Khi còn sống, nhà thơ Phan Vũ vẫn thường nói “Chính nhạc sĩ Phú Quang đã giúp khai sinh một bài thơ mà công chúng chưa hề biết đến, để rồi giúp "Em ơi! Hà Nội phố" vang mãi đến bây giờ”.

Khi nói về nhà thơ Phan Vũ, nhạc sĩ Phú Quang luôn dành cho ông những tình cảm trân quý nhất đối với một người anh, người nghệ sĩ tài hoa: “Từ hôm qua, tôi đã biết về tình trạng sức khỏe của nhà thơ Phan Vũ. Sáng nay, nghe tin anh Phan Vũ trút hơi thở cuối cùng, tôi buồn lắm! Tôi biết, vòng đời sinh- lão- bệnh- tử là không thể tránh, nhưng khi nghe tin anh đi tôi vẫn buồn. Tôi lại càng áy náy khi ước muốn qua nhà anh mua bức tranh về treo trong nhà làm kỷ niệm, sự tri ân mà vì sức khỏe, chưa thực hiện được. Anh Phan Vũ là nghệ sĩ tài năng khi vừa là nhà thơ, họa sĩ, đạo diễn… Ở lĩnh vực nào, anh cũng có những thành tựu nhất định.

Anh Phan Vũ rất quý tôi. Cũng nhờ anh mà tôi có được “Em ơi, Hà Nội phố”. Đó là bài hát nổi tiếng đầu tiên của tôi và cũng là bài hát đầu tiên để mọi người biết đến tên Phú Quang”.

Nhắc về tác phẩm nổi tiếng của mình, nhạc sĩ Phú Quang cho biết khi được nhà thơ Phan Vũ đọc cho nghe tác phẩm “EM ơi! Hà Nội phố”, nhạc sĩ Phú Quang xúc động nói với nhà thơ Phan Vũ rằng chắc chắn sẽ có một bài hát hay. Và nhạc phẩm "Em ơi, Hà Nội phố" đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng rất nhiều khán giả.

"Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả món nợ ra đi nhưng khi "Em ơi, Hà Nội phố" được viết ra, tôi đã giải thoát dù chỉ phần nào. Và dẫu chỉ là ít ỏi thì tôi cũng đã xây dựng được chút gì cho kỷ niệm về Hà Nội - nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời" - nhạc sĩ Phú Quang bộc bạch về ca khúc nổi tiếng được viết như trả món nợ thương nhớ Hà Nội.

Những ca từ trong “Em ơi Hà Nội phố” thực sự khiến trái tim những ai yêu Hà Nội đều thấy nao nao. Nhất là với những người con sinh sống nơi đất khách quê người mà mỗi khi nghe âm điệu bài hát lại thấy nhớ Hà Nội đến cồn cào, da diết.

Và hôm nay, nhà thơ Phan Vũ đã thanh thản về miền cực lạc mang theo một tình yêu với Hà Nội cùng với lời hẹn sớm trở lại Hà Nội mà ông chưa thực hiện được. Sự ra đi của ông dù đã được đoán định trước nhưng nhiều bạn bè cũng như công chúng yêu mến đã vô cùng tiếc nuối về một con người tài năng như Phan Vũ

“Chỉ một bài thơ mà khái quát cả Đất và Người Hà nội! Cảm ơn ông đã để lại cho Hà nội một tác phẩm nghệ thuật!”; “Đúng là một tác phẩm tuyệt đẹp. Bài thơ khi được phổ nhạc đã đi vào lòng người”; “Tưởng như có mình trong bài thơ của ông. Vĩnh biệt một người yêu Hà Nội đến mê mẩn qua những vần thơ....”; “Tôi rất thích và thường hát bài này do Phú Quang phổ nhạc. Đối với tôi đó là bài hay nhất và lãng mạn nhất về Hà Nội!”…Đó chỉ là phần nào những lời chia sẻ chân tình của những độc giả yêu mến nhà thơ tài hoa Phan Vũ khi nghe tin ông qua đời.

Nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Thủy cho biết lý do chị tìm đọc lại bài thơ Em ơi! Hà Nội phố: “Mình nhớ mãi một câu trong bài viết ấy, bác Phan Vũ bảo, khi tôi viết “Ta còn em” là thật ra, tôi biết “tôi mất em”... mất những gì “thực Hà Nội”: “Em ơi! Hà Nội - phố... Ta còn em một Hàng Đào. Không bán đào. Một Hàng Bạc. Không còn thợ bạc. Đường Trường Thi. Không chõng, không lều. Không ông Nghè bái tổ vinh qui...”. Vì thế mà mình tìm đọc bài thơ này. Ấn tượng đầu tiên là, sao có cái bài thơ dài đến thế này. Ấn tượng thứ hai là, sao có bài thơ dài dằng dặc mà hay đến thế này. Đọc đến miên man. Đọc đến mất mát...Với mình, đây là bài thơ đẹp nhất về Hà Nội”.

Nhà văn Hoài Hương cho biết từ ngày nhà thơ Phan Vũ chuyển về Vũng Tàu sống nên ít có dịp gặp. Chị thường xuyên hỏi thăm sức khỏe ông qua facebook. Nay nghe tin ông mất chị rất buồn và tiếc thương một con người tài hoa. “Bài thơ “Em ơi! Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ rất hay. Tác phẩm giống như một thiên trường ca về Hà Nội bi tráng. Đọc mà chảy nước mắt vì những vẻ đẹp, vì sự mất mát đau thương, vì sức sống mãnh liệt ngầm chứa trong câu thơ về Hà Nội và người HN”, nhà văn Hoài Hương chia sẻ.

BOX: Nhà thơ Phan Vũ tên thật là Trần Hồng Hải, sinh năm 1926 tại Hải Phòng. Không chỉ là nhà thơ, ông còn được biết đến với các vai trò khác như tác giả kịch bản, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh, họa sĩ. Những tác phẩm của ông được công chúng mền mộ như: Lửa cháy lên rồi (giải thưởng Văn học năm 1955), Thanh gươm và Bà mẹ, kịch bản phim Dòng sông âm vang.

Đến nay, ngoài “Em ơi! Hà Nội phố” được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc và lên sóng phát thanh năm 1987, qua giọng ca Lệ Thu, Phan Vũ còn là tác giả phần lời của ca khúc “Tình ca cho em” của nhạc sĩ Nguyễn Nam, được biết đến qua tiếng hát Hồng Hạnh. Đầu những năm 1990, Phan Vũ chuyển qua vẽ tranh, lui về ở ẩn và có một số triển lãm chung và riêng tại TP.HCM.