Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Người lao động sinh sống ở Quận 12 có thể làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đây, cho dù trước đó làm việc và đóng bảo hiểm ở địa phương khác.
Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở quận 12 là: Trường Trung cấp Bách Khoa HCM có địa chỉ ở số 802 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Trong phạm vi phần này, LuatVietnam chỉ hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, trong đó quan trọng nhất là tiền trợ cấp thất nghiệp.
Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, tiền trợ cấp thất nghiệp được chi trả hằng tháng cho người lao động. Mỗi tháng, người lao động thất nghiệp phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm mới được nhận tiền trợ cấp.
Cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được xác định theo công thức sau:
Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 - 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp
- Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
- Thời gian hưởng tối đa bằng 12 tháng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN 50 tháng với lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 4.000.000đ
Thời gian được hưởng BHTN của ông A:
+ 36 tháng BHTN đầu tiên => được hưởng 3 tháng trợ cấp
+ 12 tháng BHTN tiếp theo => được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
+ số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
Mức hưởng trợ cấp TN hàng háng của ông A là: 4.000.000đ x 60% = 2.400.000đ
Trong thời gian hưởng TCTN, hàng tháng NLĐ phải thông báo về việc đang thực hiện tìm kiếm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng TCTN, trừ các trường hợp dưới đây:
- NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc các trường hợp:
+ Nam từ đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trở lên.
+ Nghỉ dưỡng thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Bị bệnh phải điều trị dài ngày có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Đang hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 3 tháng.
+ Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- NLĐ đang hưởng TCTN không phải trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc các trường hợp:
+ Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Ảnh hưởng hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh, có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
+ Cha/mẹ/vợ/chồng/con của NLĐ chết, NLĐ hoặc con của NLĐ kết hôn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
Đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?
Đăng ký bảo hiểm xã hội là quá trình mà người lao động hoặc doanh nghiệp phải thực hiện để tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, đóng các khoản đóng góp hàng tháng dựa trên mức lương hoặc thu nhập của họ. Người tham gia BHXH sẽ nhận được các quyền lợi và trợ cấp tương ứng từ tổ chức bảo hiểm xã hội.
Trên đây là chi tiết hướng dẫn về điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động cần nắm vững quy định này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bản thân
Bạn có thể tham khảo bài review về pm Bảo hiểm xã hội điện tử tại web Chonhangchuan.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.
Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Quảng Ngãi' hoặc 'quangngai.baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.
Câu hỏi: Có việc bận nên không đi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được, nhờ người thân đi nộp hồ sơ được không? - Hà Chi (Thái Nguyên)
Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động bị ốm đau, đang trong thời gian thai sản.
- Người lao động gặp phải hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh.
Ngày nộp hồ sơ được tính là ngày người được ủy quyền đến nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Nếu không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt kể trên, người lao động bắt buộc phải đi nộp hồ sơ trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thì mới được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được liệt kê tại Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.
Lưu ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.
- Người sử dụng lao động bao gồm:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 năm ở công ty cũ, sau đó nghỉ việc nhưng không làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, tôi đang làm việc ở công ty mới được 06 tháng. Vậy thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đây của tôi có được cộng dồn không? - Minh Thu (Hà Nội)
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia.
Theo Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động như sau:
Mức hỗ trợ tối đa = 01 triệu đồng/người/tháng
Trong đó: Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.