Quy định mới về sử dụng người lao động nước ngoài (Hình từ internet)
Quy định mới về sử dụng người lao động nước ngoài (Hình từ internet)
Người sử dụng lao động muốn sử dụng lao động nước ngoài thì cần thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định như sau:
- Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
+ Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
+ Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
+ Kể từ ngày 01/01/2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã rút ngắn thời gian xác định nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài từ 30 ngày thành 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài so với Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Đồng thời sửa đổi Mẫu số 01/PLI; Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Nghị định 70/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 18/9/2023.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2024, có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định về ngân hàng chính sách như sau:
1. Thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách (Điều 16 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách.
- Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của ngân hàng chính sách.
2. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách (Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Nhà nước là chủ sở hữu của ngân hàng chính sách. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với ngân hàng chính sách.
- Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3. Vốn điều lệ của ngân hàng chính sách (Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
Vốn điều lệ của ngân hàng chính sách do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác.
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách (Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ.
- Ngân hàng chính sách được thành lập chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc khác theo quy định của pháp luật.
5. Hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách (Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và các thành viên khác.
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị do Chính phủ quy định.
- Hội đồng quản trị có bộ phận giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận giúp việc do Hội đồng quản trị quy định.
6. Ban kiểm soát của ngân hàng chính sách (Điều 21 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Ban kiểm soát gồm Trưởng ban và các thành viên khác.
- Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 05 năm.
- Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát do Chính phủ quy định.
- Ban kiểm soát có bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của ngân hàng chính sách để thực hiện nhiệm vụ của mình.
7. Tổng giám đốc của ngân hàng chính sách (Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng chính sách.
- Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá 05 năm.
- Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc do Chính phủ quy định.
8. Bảo đảm hoạt động của ngân hàng chính sách (Điều 23 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Ngân hàng chính sách được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
9. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, báo cáo của ngân hàng chính sách (Điều 24 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
- Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ.
- Ngân hàng chính sách thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động theo quy định của pháp luật.
10. Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách (Điều 25 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
Ngân hàng chính sách được áp dụng quy định của Luật này để xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách.
11. Cơ chế tài chính, tiền lương, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách (Điều 26 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024)
Cơ chế tài chính, tiền lương, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách và các nội dung khác có liên quan đến ngân hàng chính sách thực hiện theo quy định tại Chương này và quy định của Chính phủ.