Học phí luôn là một vấn đề quan trọng đối với học sinh, sinh viên và phụ huynh. Vậy học phí Học phí Đại học Đông Á Đà Nẵng trong năm nay có sự thay đổi so với các năm trước không? Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ sinh viên và học bổng. Edu Review sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về học phí và những thay đổi mới nhất để bạn nắm thông tin!.
Học phí luôn là một vấn đề quan trọng đối với học sinh, sinh viên và phụ huynh. Vậy học phí Học phí Đại học Đông Á Đà Nẵng trong năm nay có sự thay đổi so với các năm trước không? Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ sinh viên và học bổng. Edu Review sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về học phí và những thay đổi mới nhất để bạn nắm thông tin!.
Học phí Dự kiến Đại học Đông Á năm 2024 – 2025
Học phí cho sinh viên Đại học Đông Á là 520.000 VNĐ/tín chỉ, tức là 8.320.000 VNĐ/học kỳ (với 16 tín chỉ). Mức học phí này sẽ duy trì ổn định trong suốt khóa học cho đến hết học kỳ 5. Sau đó, khi chương trình đào tạo chuyên ngành bắt đầu, Nhà trường sẽ điều chỉnh tăng thêm 5% và duy trì ổn định cho đến khi khóa học kết thúc.
Học phí của Đại học Đông Á tăng 8% hàng năm. Nhà trường đã quyết định không tăng học phí quá 10% mỗi năm học. Điều này giúp sinh viên ổn định và dự định chi phí học tập.
Đại học Đông Á cũng áp dụng chính sách hỗ trợ sinh viên, giảm gánh nặng tài chính. Các biện pháp bao gồm hỗ trợ tài chính theo nhu cầu, giảm học phí cho sinh viên xuất sắc. Còn có các chương trình khác, nhằm thuận lợi cho phát triển học thuật và cá nhân của sinh viên.
Theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, dưới đây là các đối tượng được miễn hoặc giảm học phí và điều kiện áp dụng:
1. Đối tượng được miễn học phí:
2. Các đối tượng khác (ví dụ: con của người có công, sinh viên khuyết tật, sinh viên người dân tộc thiểu số):
Lưu ý: Các thông tin này có thể thay đổi theo các quy định cụ thể của nhà trường và chính phủ. Để đảm bảo đầy đủ và chính xác, bạn nên kiểm tra các thông báo và quy định mới nhất từ trường và cơ quan quản lý.
Điều kiện và các quy định nhận học bổng tại Đại học Đông Á như sau:
Sau khi hoàn thành thao tác chuyển khoản, thí sinh vui lòng cập nhật hình ảnh biên lai chuyển tiền trên hệ thống để đảm bảo quá trình xác nhận thanh toán diễn ra thuận lợi.
Thực tập và hợp tác doanh nghiệp không chỉ giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế mà còn có thể giảm nhẹ gánh nặng tài chính liên quan đến học phí. Dưới đây là những cách mà trải nghiệm thực tập có thể đóng góp vào việc giảm áp lực này:
Dựa vào thông tin về học phí của Đại học Đông Á Đà Nẵng theo đánh giá của Edu Review, chi phí hàng năm cho các khối ngành cố định không tăng đáng kể. Trường cũng cam kết duy trì sự ổn định với việc không tăng quá 8% mỗi năm học. Thông tin chi tiết về học phí chính xác sẽ được gửi qua email khi bạn đăng ký học tại trường.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thêm hỗ trợ, vui lòng để lại Comment để chúng tôi có thể giải đáp mọi vấn đề cho bạn!
BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt Nam và thế giới. Nhận xét về sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây của Hồ Chí Minh, nhà thơ Xô Viết ManganStem khi lần đầu gặp và giao tiếp với Bác vào năm 1923, khi Bác đến Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, trong vòng 10 phút được tiếp Bác, nhà thơ đã vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục Bác về trình độ nói tiếng Nga, ông đánh giá: “Hãy nhìn vào đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc, trong đôi mắt đó tỏa ra cái gì đó rất lạ, hoàn toàn không chỉ phương Đông cũng hoàn toàn không phải phương Tây. Không, đôi mắt ấy hài hòa giữa phương Đông – Tây, báo hiệu một nền văn hóa của tương lai”.
Chúng ta có một câu ca dao rất giản dị nói về Bác: Tháp Mười đẹp nhất bông Sen; Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Thế giới cũng đánh giá Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất, là hình ảnh tốt đẹp nhất của con người Việt Nam, hình ảnh tốt đẹp ấy chính là sự chung đúc cả Đông lẫn Tây ở sự hài hòa.
Sự kết hợp văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây được thể hiện như thế nào? Chúng ta đều biết Bác là con gia đình nhà nho, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Bác chữ nho khi còn bé, nên Bác hiểu thấu văn hóa phương Đông, nhiều luận điểm của Bác đều kế thừa văn hóa phương Đông, ví như: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”, “Cần, kiệm, liêm, chính”, “Nhân, chí, dũng, liêm, trung”. Văn hóa phương Đông luôn có tư duy trực cảm, suy nghĩ và cảm xúc từ trực quan; còn văn hóa phương Tây họ đề cao tư duy khoa học. Và Bác đã kết hợp rất hài hòa giữa 2 văn hóa đó. Ngay cả câu hỏi mà phóng viên nước ngoài đặt ra: Thưa Chủ tịch, trong cuộc đời Chủ tịch điều gì là quan trọng nhất? Câu trả lời của Bác mang đặc trưng tư duy phương Tây, đó là: Độc lập cho Tổ quốc tôi; tự do cho dân tộc tôi; hạnh phúc cho đồng bào tôi. Đó là tất cả những gì tôi muốn. Còn khi trả lời câu hỏi: Thưa Bác đâu là điều thiêng liêng nhất trong đời Bác? Bác trả lời mang đặc trưng của cảm xúc phương Đông, Bác đặt tay lên ngực và nói: Tôi tự nguyện dâng hiến đời tôi cho dân tộc Việt Nam và cho cả thế giới…
Đấy là kết quả của sự rèn luyện từ việc Bác bôn ba thế giới, học hỏi văn hóa phương Tây để kết hợp văn hóa phương Đông mà sau này Bác nói với chúng ta: Muốn tiến bộ, phát triển phải ra sức học tập, học hỏi kinh nghiệm các nước để làm giàu trí tuệ của mình. Cho nên phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu. Học cốt để làm giàu trí tuệ mình, để suy nghĩ và sáng tạo, để giải quyết công việc của mình không giáo điều, sao chép, máy móc.
Trong ứng xử, đời sống hằng ngày Bác cũng là hiện thân giữa Đông và Tây, đó là trong giao tiếp lịch thiệp, hài ước của phương Tây, kín đáo, tế nhị của phương Đông ở Bác đều có cả. Bác tiếp các lãnh tụ phương Tây thì ứng xử lịch thiệp như chính người phương Tây. Bác tiếp bạn bè châu Á thì chân tình, thắm thiết của người phương Đông.
Trong đường lối cách mạng đưa Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn, văn hóa Đông - Tây được Bác áp dụng hiệu quả. Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cho nên dân tộc Việt Nam là một thành viên của cộng đồng nhân loại, chính vậy phải học tập từ thế giới nhân loại để tự mình phát triển, chứ không đóng cửa, không hẹp hòi, không co cụm mình lại. Vì thế, Bác có tư tưởng hội nhập từ rất sớm, đây cũng là chủ đích của sự kết hợp Đông – Tây. Cách mạng Việt Nam phải có sự giúp đỡ của thế giới mới thành công. Mặc dù thực lực của chúng ta là chính. Ngay cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, với một niềm tin là kháng chiến tất thắng thì kiến quốc tất thành. Nên Bác đã tìm kiếm mọi khả năng để nhờ sự hỗ trợ của quốc tế để rồi thế giới công nhận Việt Nam và trở thành bạn bè với Việt Nam. Đó là chủ ý của Bác trong kết hợp Đông – Tây. Đến bây giờ Đảng ta rút ra nhận định có tính quy luật, đó là: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển cách mạng Việt Nam. Và đó chính là hiện thân của văn hóa Đông – Tây mà Bác đã xây dựng, đúc kết khi sinh thời để lại cho chúng ta hôm nay.