Các Văn Bản Dưới Luật Đất Đai 2024

Các Văn Bản Dưới Luật Đất Đai 2024

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, văn bản pháp luật đóng một vai trò trung tâm, đặc biệt là văn bản luật - là bộ quy tắc căn bản và chung chung điều chỉnh mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ và áp dụng một cách chính xác và hiệu quả, việc cần biết đến văn bản dưới luật - loại văn bản cụ thể hóa và chi tiết hóa nội dung của văn bản luật - là điều vô cùng quan trọng. Vậy văn bản dưới luật là gì và tại sao nó lại đặc biệt đến vậy?

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, văn bản pháp luật đóng một vai trò trung tâm, đặc biệt là văn bản luật - là bộ quy tắc căn bản và chung chung điều chỉnh mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ và áp dụng một cách chính xác và hiệu quả, việc cần biết đến văn bản dưới luật - loại văn bản cụ thể hóa và chi tiết hóa nội dung của văn bản luật - là điều vô cùng quan trọng. Vậy văn bản dưới luật là gì và tại sao nó lại đặc biệt đến vậy?

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Có 2 hình thức tranh chấp quyền sử dụng đất chủ yếu là tranh chấp ranh giới Đất đai hoặc tranh chấp toàn bộ thửa đất liên quan đến việc ai mới là người sở hữu phần đất đó. Tùy vào từng trường hợp mà bạn sẽ thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Chúng ta có các cơ quan giải quyết tranh chấp Đất đai sau đây, trong trường hợp này quý khách có thể đề nghị Luật sư đất đai cùng tham gia giải quyết.

Tranh chấp hợp đồng nhà đất cũng chính là một trong những vụ tranh chấp Đất đai thường gặp nhất hiện nay. Các dạng hợp đồng nhà đất thường gặp nhất là hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê, hợp đồng tặng cho nhà đất, hợp đồng cầm cố, thế chấp,…

Nhìn chung, các vụ tranh chấp hợp đồng nhà đất được xếp vào tranh chấp dân sự nên Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tùy vào đặc tính của từng trường hợp mà Luật sư Đất đai sẽ đề xuất phương hướng giải quyết tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Nguyên nhân chính thường dẫn đến vụ tranh chấp này là do hợp đồng mua bán nhà đất viết tay hoặc không có giấy tờ xác minh chính thức. Nên khi bên mua làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ thì bên bán lại không chịu hợp tác để sang tên dẫn đến việc phát sinh tranh chấp. Do đó, khi thực hiện hợp đồng nhà đất, bạn cần hết mực cẩn trọng, rà soát mọi điều khoản, chủ thể cũng như nội dung hợp đồng để tránh rơi vào những vụ tranh chấp không đáng có.

Tranh chấp lối đi chung thường diễn ra giữa những người hàng xóm liền kề với nhau. Đối với những trường hợp mà bên kia có sổ đỏ đối với phần đất xảy ra tranh chấp thì bạn cần yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cung cấp đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như chứng cứ chứng minh được phần đất đó là lối đi chung của các gia đình. Trong trường hợp phần đất tranh chấp kia đã được cấp sổ đỏ theo đúng quy định thì bạn chỉ có thể yêu cầu phía đối phương mở lối đi cho gia đình mình cũng như các gia đình hàng xóm liền kề.

Các loại hình tư vấn đất đai phổ biến nhất năm 2024

Hiện nay, mô hình tư vấn Đất đai cũng đặt ra những giới hạn công việc cụ thể. Sau đây là các loại hình tư vấn Đất đai phổ biến nhất hiện nay:

Các loại văn bản dưới luật và đặc điểm mỗi loại

Pháp lệnh được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật, có đầy đủ các đặc điểm như: Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện ý chí của chủ thể ban hành, được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện.

Nghị quyết là một trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có nhiều cơ quan được phép ban hành nghị quyết với những mục đích và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác liên quan.

Nghị quyết thường được ban hành với những nội dung như:

– Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành,…

– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;…

– Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam được ban hành để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.

– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật cảu cơ quan nhà nước cấp trên;….

– Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được phép ban hành nghị quyết.

Sắc lệnh được hiểu như một mệnh lệnh, một văn bản do người đứng đầu nhà nước ban hành để quy định những điều quan trọng, cấp thiết, mang tính bắt buộc, khẩn cấp, thường được ban hành và áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không có sắc lệnh. Tuy nhiên, có thể hiểu “Lệnh” của Chủ tịch nước ở khoản 4 Điều 4 luật này tương tự với sắc lệnh.

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước…. Ngoài ra còn được ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và luật hiện hành.

Nghị định có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, được Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.

Quyết định được ban hành bởi nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ ban hành Quyết định với những nội dung và mục đích khác nhau.

– Quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước. (Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật)

– Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp. (Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật).

Thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục đích chính là giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết những quy định được giao trong luật, hoặc những văn bản mang tính chuyên môn, những văn bản thuộc phạm vi quản lý từng ngành.

Thông tư được ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bên cạnh đó còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tranh chấp đất đai là tài sản chung của vợ chồng

Tranh chấp Đất đai là tài sản chung của vợ chồng thường xảy ra khi vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn. Có một vài trường hợp khác là tranh chấp xảy ra khi vợ/chồng yêu cầu chia tài sản ngay khi còn đang trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau khi ly hôn. Dù là hình thức nào thì khi bạn vướng vào trường hợp tranh chấp Đất đai là tài sản chung của vợ chồng thì cũng đều được giải quyết tại Tòa án và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật.

Luật sư đất đai tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai qua nhiều phương thức